Tiếng Hàn nên học ở trung tâm hay trường Đại học

Tùy thuộc vào mục đích người học muốn tiếp cận và sử dụng tiếng Hàn trong môi trường công việc thế nào mà có thể lựa chọn cho mình nơi học tập; nhưng vẫn không ít những thí sinh hiện nay băn khoăn về sự khác nhau khi đăng ký học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại trung tâm và trường Đại học. Vậy bài viết này chúng ta sẽ cùng làm rõ.

Sự khác nhau của việc học ngành ngôn ngữ Hàn tại trung tâm và trường Đại học
Không ít người băn khoăn về sự khác nhau của việc học ngành ngôn ngữ Hàn tại trung tâm và trường Đại học

Thực trạng học tiếng Hàn hiện nay

Do ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc nói chung và nhu cầu về nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ tiếng Hàn trong cộng đồng có tới 150.000 người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nói riêng, hiện nay có rất nhiều trường đại học và trung tâm ngoại ngữ giảng dạy tiếng Hàn.

Số lượng các cơ sở đào tạo chính quy và không chính quy ngành ngôn ngữ Hàn hiện nay là rất lớn, nhưng việc lựa chọn học ở đâu là điều rất quan trọng và là vấn đề lo âu của rất nhiều người.

Chính môi trường học tập, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo cùng mục đích học tập, điều kiện kinh tế… đồng thời quyết định chất lượng đào tạo và khả năng thành công của học viên. Thế nhưng trong thực tế, nhiều người không khỏi băn khoăn khi lựa chọn ngành Ngôn ngữ Hàn ở trường đại học, cao đẳng hay trung tâm ngoại ngữ.

Để giải quyết phần nào câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng xem xét, so sánh một vài khía cạnh giữa việc học Tiếng Hàn tại trung tâm và việc học Tiếng Hàn tại các trường cao đẳng, đại học để giúp cho các bạn có thể lựa chọn được một trường học tối ưu nhất với bản thân mình.

Nêu học ngành Ngôn ngữ Hàn ở đâu?

Học tại Trung tâm

Học ở trung tâm ngoại ngữ có một số ưu điểm nổi trội như mỗi khóa học chỉ kéo dài khoảng 10 tuần nên chi phí rẻ, thuận tiện, dễ dàng đăng ký học theo nhu cầu.

Các trung tâm ngoại ngữ thường tổ chức các lớp học tiếng Hàn vào buổi tối nên học viên có thể đi làm hoặc đi học chuyên ngành khác ban ngày. Điều này rất phù hợp cho các bạn đang làm việc ban ngày mà vẫn muốn bổ sung cho mình thêm một ngoại ngữ mới.

Ngoài ra, chương trình đào tạo chú trọng kỹ năng giao tiếp nên học viên có thể học nghe và nói nhiều hơn, với số lượng học viên ít nên có nhiều cơ hội thực hành kỹ năng nói.

Ngoài những ưu điểm kể trên, học tiếng Hàn ở trung tâm cũng có những nhược điểm như lớp học dễ bị hủy vì lớp không đủ học viên, đội ngũ giảng viên không ổn định và chất lượng giảng viên không đảm bảo.

Chất lượng cơ sở vật chất, đặc biệt là các loại giáo trình, sách tham khảo không thường xuyên được cập nhật và đổi mới, khiến học viên khó khăn trong quá trình học tập.

Học viên theo học tại trung tâm ngoại ngữ cũng ít có cơ hội giao lưu, trao đổi với người Hàn Quốc hơn sinh viên theo học tại trường đại học, cao đẳng…

Học viên học tại trung tâm ngoại ngữ cũng ít có cơ hội giao tiếp với người Hàn Quốc
Học viên theo học tại trung tâm ngoại ngữ cũng ít có cơ hội giao lưu, trao đổi với người Hàn Quốc hơn sinh viên theo học tại trường đại học

Học ở trường Cao đẳng, Đại học

Có thể nói ưu điểm của việc theo học tiếng Hàn tại trường đại học, cao đẳng là sinh viên có thể theo học liên tục, đều đặn trong khoảng thời gian dài (từ 3 đến 4 năm rưỡi) với đội ngũ giảng viên Việt Nam và Hàn Quốc trình độ cao, đội ngũ giảng viên ổn định trong phòng học có trang thiết bị đầy đủ.

Thay vì chỉ học các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói), sinh viên được đào tạo một cách có hệ thống các môn học chuyên ngành. Sinh viên có nhiều cơ hội giao lưu với các sinh viên cùng chuyên ngành của các trường bạn, sinh viên và người Hàn Quốc.

Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành sẽ có cơ hội du học chất lượng cao do các trường đại học ở Việt Nam đã và đang có nhiều liên hệ với các trường đại học ở Hàn Quốc.

Các chương trình có thể kể đến như học bổng trao đổi 1 năm, học kỳ hè, chương trình 2+2, học bổng sau đại học…

Đơn cử như ngành Ngôn ngữ Hàn của trường Đại học Duy Tân, khi sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Hàn 2 năm đầu tiên sinh viên sẽ học các kiến thức ngôn ngữ Hàn Quốc đại cương nhằm tạo “bước đệm” vững chắc trước khi bước vào tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề. Bắt đầu từ năm 3, các bạn sẽ tự lựa chọn chuyên ngành phù hợp với các môn học nghiệp vụ chuyên sâu như: nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, tổng quan ngành lưu trú, nguyên lý điều hành tour du lịch nước ngoài, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quản trị hành chính văn phòng, quản trị nguồn nhân lực…

Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Về triển vọng nghề nghiệp của ngành ngôn ngữ Hàn Quốc đối với thị trường lao động tại miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, TS. Lê Thị Ngọc Cầm – trưởng khoa tiếng Hàn của ĐH Duy Tân – chia sẻ: “Tính đến tháng 9-2019, có trên 8.000 dự án của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam và hơn 170 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, theo thống kê trong năm 2019 của Tổng cục Du lịch Việt Nam, có 4,3 triệu du khách Hàn Quốc đến tham quan, du lịch.

Học viên theo học tại trung tâm có thể thi Chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (TOPIK) nhưng thời hạn ngắn (2 năm), còn theo học tại trường đại học, cao đẳng, sinh viên được bằng tốt cấp chính quy có giá trị lâu dài.

Cơ hội tuyển dụng việc làm cho người Việt học tiếng Hàn
Hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm cho người Việt học tiếng Hàn

Như đã đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng ngành Ngoại ngữ Tiếng Hàn đang tìm kiếm những bạn trẻ năng động, nhiệt huyết; đặc biệt có niềm đam mê “cháy bỏng” với tiếng Hàn cho nhiều vị trí việc làm ở trong nước lẫn nước ngoài.

Mong rằng, những phân tích trên có thể giúp bạn phần nào trong việc chọn lựa nơi học tập ngành Ngôn ngữ Hàn phù hợp nhất với bản thân.