Hành trình P2A kết nối các nước ASEAN

Là một mạng lưới liên kết các trường Đại học trong khu vực ASEAN, hành trình P2A đã và đang đem tới rất nhiều lợi ích cho các trường thành viên cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Chương trình “P2A - ASEAN In One 2018” diễn ra tại Đại học Duy  Tân

Chương trình “P2A – ASEAN In One 2018” diễn ra tại Đại học Duy  Tân

Năm 2012, Tổ chức Hành trình đến ASEAN (Passage to ASEAN – P2A) được thành lập bởi Đại học Rangsit Thái Lan, Đại học Duy Tân Việt Nam, Đại học Norton Campuchia, Đại học Quốc gia Lào và Học Viện Máy Tính Myanmar. Đến nay, P2A có tất cả 81 thành viên kết nối trên một triệu sinh viên của 9 nước thành viên ASEAN bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia (, Myama, Philipines, Singapore, Thailan và Việt Nam.

Ngay sau khi thành lập, P2A đã trở thành cầu nối mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu trong khu vực, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra chương trình trao đổi giáo dục với chi phí tiết kiệm dành cho sinh viên và hỗ trợ sinh viên tìm việc tại các nước trong khu vực ASEAN. Tham gia P2A, sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ được hưởng những điều kiện dạy và học tốt nhất đồng thời được trang bị các kỹ năng bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, tôn trọng độc lập – chủ quyền, gìn giữ bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật cũng như các giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng sắc màu của các nước ASEAN.

Nhằm giúp sinh viên các nước tìm hiểu, trải nghiệm và khám phá ASEAN, P2A đã triển khai rất nhiều hoạt động. Đặc biệt là tổ chức các chuyến giao lưu văn hóa, thực tập sinh cho sinh viên các trường thành viên.

Từ năm 2012 đến, hằng năm Đại học Duy Tân tổ chức hàng chục chương trình tiếp đón và giao lưu văn hóa cho sinh viên Nhà trường với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc P2A. Ngoài ra, Đại học Duy Tân còn triển khai môn học Hành trình ASEAN 4.0 (Mã môn: DTE 363) giúp sinh viên sẽ được tham gia chuyến trải nghiệm tới 1 nước ASEAN thông qua chuyến P2A Journey. Theo đó, sinh viên được tham gia các chuyến đi giao lưu văn hóa ngắn ngày được tổ chức hàng tháng để có cơ hội “mở rộng tầm nhìn” và kết nối với sinh viên của các nước ASEAN, nhờ đó có động lực nâng cao các kỹ năng về ngoại ngữ cũng như các kỹ năng giao tế, kỹ năng lãnh đạo…Sinh viên được hướng đến các chuyến đi dài ngày mang tính trải nghiệm các hoạt động cộng đồng để có thể hiểu biết hơn về văn hóa và con người của các nước và phát triển kỹ năng khởi nghiệp. Đặc biệt, sinh viên được giới thiệu các chương trình thực tập tại các nước thông qua mạng lưới các trường ĐH trong mạng lưới Passage to ASEAN (P2A).

Môn học Hành trình Asean 4.0

Môn học Hành trình Asean 4.0