Kiến thức kỹ năng
Review về Ngoại ngữ Thương mại
Việc mở rộng lĩnh vực kinh tế thương mại đã góp phần phát triển đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế, cơ hội việc làm vô cùng rộng mở cho những bạn đam mê theo học ngành ngôn ngữ thương mại. Với khía cạnh quan trọng này, tại sao lại không thể thiếu đi các ngôn ngữ thương mại trong các hoạt động thương mại quốc tế. Vậy Ngôn ngữ Thương mại là gì? Ngôn ngữ thương mại có những ngôn ngữ nào?
Đọc ngay bài Review ngành Ngôn ngữ thương mại dưới đây để có câu giải đáp nhé!
Ngành Ngoại ngữ Thương mại là gì?
Hiểu đơn giản thì các ngành ngôn ngữ chuyên ngành Ngôn ngữ thương mại thường được sử dụng chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như thương mại quốc tế, kinh doanh, tài chính, bảo hiểm,…
Ngành ngoại ngữ Thương mại học gì?
Theo học ngành Ngôn ngữ Thương mại sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực trong thương mại. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này còn được chú trọng đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm, các phẩm chất chính trị cần có, đặc biệt là kiến thức cơ bản và khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ về thương mại để có thể sử dụng trong quan hệ quốc tế trên thế giới.
Như vậy có thể thấy, ngôn ngữ thương mại là “ nòng cốt ” quan trọng không thể thiếu trong các mối quan hệ thương mại quốc tế. Vì vậy mà hiện nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ vẫn đang tìm kiếm nguồn nhân sự “trẻ”, dồi dào; đặc biệt luôn có tinh thần cầu tiến, chăm chỉ trong các công việc thuộc lĩnh vực thương mại.
Xem thêm: Tiếng Anh Thương mại hay tiếng Anh biên phiên dịch
Ngôn ngữ Thương mại có những ngôn ngữ nào?
Hiện nay, Tiếng Anh thương mại là ngôn ngữ phổ biến nhất trong lĩnh vực thương mại, bao gồm cả trong nước lẫn quốc tế. Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác đang được các trường chú trọng đào tạo như:
- Tiếng Trung thương mại
- Tiếng Hàn thương mại
- Tiếng Nhật thương mại
- Tiếng Pháp thương mại
- Tiếng Nga thương mại
- Tiếng Đức thương mại
- …
Học ngôn ngữ thương mại thi khối nào?
Hầu hết những bạn có nguyện vọng đăng ký học ngoại ngữ đều phải thi khối D. Trong đó, khối D cơ bản gồm 3 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ; nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào Tạo đã chia tổ hợp môn xét tuyển khối D khác nhau trong kỳ thi xét tuyển THPT Quốc gia năm 2021.
Các khối D cơ bản được nhiều thí sinh lựa chọn:
- D01 ( Toán, Văn, Ngoại ngữ)
- D07 ( Toán, Hóa học, Ngoại ngữ)
- D08 ( Toán, Sinh học, Ngoại ngữ)
- D09 ( Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ)
- D10 ( Toán, Địa, Ngoại ngữ
- D13 ( Văn, Sinh, Ngoại ngữ)
- D14 ( Văn, Sử, Ngoại ngữ)
- D15 ( Văn, Địa, Ngoại ngữ)
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thi khối A01 (Toán, Lý, Ngoại ngữ) để xét tuyển nếu bạn không muốn thi khối D.
Triển vọng nghề nghiệp các ngành Ngôn ngữ Thương mại ra sao?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các vị trí sau:
- Biên – Phiên dịch thương mại ngôn ngữ
- Trợ lý/ Thư ký Giám đốc
- Chuyên viên xuất nhập khẩu thương mại
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
- Nhân viên giao dịch thương mại, tài chính, kế toán,…
- Giảng viên các ngành ngôn ngữ thương mại tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp
- …
Ngôn ngữ Thương mại là một ngành đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong lương lai. Theo xu hướng hướng nghiệp gần đây cho thấy các ngôn ngữ thương mại đều được các bạn trẻ hiện nay ” ưa chuộng ” trên thị trường lao động. Điều này cho thấy, cơ hội làm việc của ngành này vô cùng mở rộng cho các bạn sau khi ra trường.
Hi vọng những thông tin mình chia sẻ trên sẽ là thông tin hữu ích cho các bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc website của mình. Mong rằng bạn có thể ủng hộ mình trong những bài viết khác nhé!