Bí kíp trở thành nhà ngoại giao giỏi

Được “đi mây về gió”, tới nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ, được tiếp xúc nhiều người và đôi khi là “bộ mặt” của cả một công ty hay một quốc gia,… những yếu tố hấp dẫn đó khiến ngành Quan hệ quốc tế đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên. Để thực hiện được trọng trách nặng nề của mình, ngoài việc được đào tạo tốt, các bạn sinh viên Quan hệ quốc tế còn cần có những phẩm chất không thể thiếu dưới đây:Nghề ngoại giao là vô cùng hấp dẫn

Nghề ngoại giao là vô cùng hấp dẫn

Lòng yêu nước nhiệt thành, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao

Ngoại giao là đại diện cho cả dân tộc, cả công ty vì thế nhà ngoại giao chân chính trước hết phải có lòng yêu nước, phẩm chất chính trị vững vàng, hết lòng phục vụ đất nước, luôn luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên. Vì vậy, nếu một người làm ngoại giao mà chỉ chăm lo đến quyền lợi cá nhân và hưởng thụ vật chất cho bản thân mình sẽ không thể trở thành nhà ngoại giao thực thụ.

Trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ

Ngoại giao là công việc không hề dễ dàng. Để đạt được hiệu quả trong công việc, nhà ngoại giao trang bị kiến thức và nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ các nước mà mình phụ trách để có thể kết hợp hiệu quả quyền lợi của nước mình với quyền lợi của họ. Để đạt yêu cầu trên, chúng ta cần đọc nhiều, giao thiệp rộng, có bạn bè thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau ở nước sở tại…

Trình độ diễn đạt chính xác, thuyết phục và có duyên

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Dean Rush từng nói: “Cách tốt nhất để thuyết phục mọi người là dùng đôi tai của bạn – bằng cách lắng nghe họ”. Đây là phẩm chất thiết yếu với những nhà ngoại giao tài năng. Bởi vì bạn thường phải thay mặt nước mình trình bày rõ quan điểm về một vấn đề nhất định, cảnh cáo đối phương hoặc tranh thủ sự đồng tình của nước bạn. Trong một số trường hợp, phải biết dùng lời nói che giấu những bí mật quốc gia, những sách lược cần được giữ kín của nước mình.

Lịch thiệp là yếu tố rất quan trọng khi làm ngoại giao

Lịch thiệp là yếu tố rất quan trọng khi làm ngoại giao

Nhà ngoại giao cũng luôn phải là người lịch thiệp, nhã nhặn

Dù bực bội đến mấy, họ vẫn luôn cố gắng giữ được bình tĩnh, che giấu được bí mật quốc gia và ý nghĩ của mình. Là đại diện cho quốc gia nên các nhà ngoại giao phải nhạy bén, quan tâm tìm hiểu diễn biến tình hình, chủ động đối phó với tình huống bất ngờ.

Khi đọc các văn bản ngoại giao, phải chú ý để hiểu được các ý mới, chi tiết mới, ngụ ý của đối phương. Khi trao đổi ý kiến, các bạn phải nắm được nội dung ý kiến của đối phương, nhanh chóng làm sáng tỏ ý thật hay những điều trình bày còn thiếu rõ ràng.

Không ít người thấy ngoại giao là nghề rất hấp dẫn do lễ nghi hào nhoáng và quyền lợi vật chất như: hàng rào danh dự và đội nhạc chào mừng, các buổi chiêu đãi sang trọng, đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, được đi “mây về gió” đến nhiều nước, được tuyên truyền đề cao và mức lương hậu hĩnh. Nhưng đó chỉ là những nhân tố bề ngoài. Bản chất của ngoại giao cao cả hơn rất nhiều, đó là đấu tranh để bảo vệ và xúc tiến quyền lợi dân tộc, bảo vệ hoà bình thế giới.