Tin tức ngành ngoại ngữ
Học ngoại ngữ mới có thực sự khó không?
Tất cả chúng ta đều đồng tình rằng để học tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào bạn đều phải thật chăm chỉ, nỗ lực và siêng năng. Việc học một ngôn ngữ là niềm vui nhưng nó cũng có thể là thử thách khó khăn. Vậy học ngoại ngữ mới khó khăn như thế nào? Tại sao đôi khi học ngôn ngữ mới lại khó khăn đến thế, đặc biệt là những bạn không có năng khiếu học ngoại ngữ. Đọc ngay bài viết mình chia sẻ dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Khó khăn học ngoại ngữ mới như thế nào?
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, có phải bạn đang gặp tình huống này: “ Bạn dành hàng giờ để học một ngôn ngữ nhưng tới thời điểm quan trọng, bạn lại không nhớ được được từ vựng nào trong đầu để giao tiếp? Hoặc khi bạn dành thời gian để nghe người bản ngữ nói chuyện, bạn đột nhiên không hiểu gì cả?”
Đừng lo lắng, cả hai trường hợp này là bình thường kể cả đối với những người học chuyên về ngôn ngữ. Ai rồi mới bắt đầu cũng có lúc gian nan cả nên bạn không cần phải lo lắng quá.
Ngôn ngữ quốc gia là duy nhất và nó có những đặc điểm riêng để phân biệt ngôn ngữ này với những ngôn ngữ khác. Với một ngôn ngữ, việc nắm vững những đặc điểm này là rất quan trọng; nó đặt ra nhiều thách thức cho não của chúng ta hoạt động. Điều này khiến não bộ chúng ta tư duy nhiều hơn và ghi nhớ tốt.
Tất nhiên, có những ngôn ngữ dễ học và ngôn ngữ không dễ học. Nhưng nhìn chung đây vẫn là trở ngại đối với người mới bắt đầu.
Nhược điểm học ngoại ngữ mới ra làm sao?
Dưới đây là những nhược điểm chính mà bạn phải tìm hiểu trước khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới phù hợp với bản thân:
-
Hệ thống chữ viết khác nhau
Mỗi quốc gia trên thế giới đều sử dụng phương ngữ riêng của họ. Trên thế giới, có hơn một nửa quốc gia đã sử dụng tiếng La tinh- điều này là một ưu điểm của những đất nước có sử dụng tiếng La tinh.
Bên cạnh đó, một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan,… sử dụng hệ thống chữ viết khác với bảng chữ cái La tinh. Điều này thoạt nhìn có thể gây khó khăn bởi vì nếu bạn muốn học trong số các ngôn ngữ này, bạn sẽ phải “đối mặt” với những ký tự không quen thuộc này.
-
Cách phát âm phức tạp
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng được nghe những âm thanh ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta từ xung quanh. Điều này khiến bộ não của chúng ta ghi nhớ và phân biệt với những âm thanh ngôn ngữ khác mà không nghe thường xuyên.
-
Từ đồng nghĩa
Trong nhiều ngôn ngữ, bạn sẽ bắt gặp những từ nghe trông như giống ngôn ngữ tiếng Anh hoặc giống ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn nhưng thực chất nó có nghĩa khác hoàn toàn.
Đương nhiên, việc hiểu nghĩa của ngôn ngữ này có thể khiến bạn nhanh chóng hiểu lầm. Vì vậy, những ai mới học ngôn ngữ mới nên cần lưu ý điều này.
-
Ngữ pháp
Hầu như tất cả các ngôn ngữ đều chứa các khía cạnh ngữ pháp không giống với ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Vì vậy, thứ mà nhiều người mới bắt đầu sợ nhất đều là ngữ pháp. Không hiểu ngữ pháp là giống như bạn không biết nền văn hóa của đất nước đó bởi vì đối với một ngôn ngữ thì ngữ pháp vô cùng quan trọng.
Cách khắc phục học ngoại ngữ
Theo những người học ngoại ngữ đã thành công thì cách mà họ tìm ra là để ngôn ngữ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Học ngoại ngữ thực sự rất thú vị và đọc đáo nếu bạn đã “đắm chìm” vào nó. Ngoại ngữ có vẻ đẹp riêng không trộn lẫn với những ngành khác được.
Vi vậy, dưới đây là 3 cách khắc phục chính mình mà mà mình đã tìm hiểu và muốn chia sẻ cho các bạn:
- Tạo động lực học ngôn ngữ của bạn
- Đặt mục tiêu và tạo kỳ vọng cho bản thân bạn
- Từ từ và thực hành từng chút một, nhưng một cách thường xuyên theo lịch trình bạn đặt ra
Học ngoại ngữ là cả một quá trình gian nan. Vì vậy nếu bạn đã quyết tâm học một ngôn ngữ mới hãy cố gắng nỗ lực, chăm chỉ và siêng năng nhé. Sắp tới mùa tuyển sinh 2021, hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình ngành học đúng đắn cho tương lai sự nghiệp của mình sau này. Chúc bạn may mắn.
Pingback: Sinh viên học ngành Ngoại ngữ ra trường làm gì?
Pingback: Cách học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc | Ngành ngoại ngữ